A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DE KT MON GIAO DUC CONG DAN 12

Đề kiểm tra giữa kì 1, lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO HẬU GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VỊ THANH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 2020 - 2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Thời gian : 45 phút

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Chủ đề

Số câu Số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Tỷ lệ%

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Pháp luật và đời sống

Số câu

3

2

2

1

8

 

Số điểm

0.75

0.5

0.5

0.25

2.0

20

2. Thực hiện pháp luật

Số câu

5

2

2

1

10

 

Số điểm

1.25

0.5

0.5

0.25

2.5

25

3. Quyền bình đẳng của công dân trên một số lĩnh vực của

đời sống xã hội

Số câu

5

3

2

1

(Tự luận)

11

 

 

Số điểm

 

1.25

 

0.75

 

0.5

 

3.0

 

5.5

 

55

 

Tổng

Số câu

 

13

 

7

 

6

 

3

 

29

 

Số điểm

3.25

1.75

1.5

3.5

10

 

Tỷ lệ điểm

32.5

17.5

15

35

100

100

 

ĐỀ KIỂM TRA

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM)

Câu 1. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước gọi là?

A. Pháp luật.          B. Đạo đức.              C. Chuẩn mực xã hội.    D. Phong tục tập quán.

Câu 2. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                B. Tính quy phạm không bắt buộc.

C. Tính quy phạm không thống nhất.                 D. Tính quy phạm không phổ biến.

Câu 3. Tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nội dung này thể hiện?

A. Tính chặt chẽ về mặt nội dung.                      B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.                     D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 4. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                B. Tính quyền lực chung.

C. Tính chặt chẽ về hình thức.                             D. Tính bắt buộc chung.

Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật?

  1. Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
  2. Phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
  3. Bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
  4. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 6. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là?

  1. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
  2. Trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.
  3. Trung thực, tự nguyện, bình đẳng, bác ái.
  4. Công bằng, hòa bình, tự do, tự trọng.

Câu 7. Giám đốc công ty V đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với anh Q. Nhờ được tư vấn về pháp luật, anh Q đã làm đơn khiếu nại và được trở lại công ty làm việc. Trường hợp này, pháp luật đã bảo vệ?

A. Mọi lợi ích của cá nhân anh Q.                         B. Mọi nhu cầu của anh Q.

C. Quyền và lợi ích hợp pháp của anh Q              D. Đặc quyền của giám đốc.

Câu 8. Do có nhiều mâu thuẫn trong đời sống vợ, chồng không thể hòa giải được nên anh A và chị N được tòa giải quyết cho ly hôn. Nhưng anh A không đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm về khoản cấp dưỡng nuôi con nên đã làm đơn kháng cáo, còn chị N không đồng tình với phán quyết về phân chia tài sản nên cũng làm đơn kháng cáo. Vì thương con trai và muốn được nuôi cháu nội nên bà T là mẹ ruột của anh A đã nhiều lần năn nỉ chị N cho mình được nuôi cháu nội, chị N kiên quyết không cho. Những ai dưới đây đã sử dụng đúng pháp luật làm phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?

A. Chị N và anh A.                                                   B. Anh A, mẹ anh A và chị N.

C. Chị N, bố chị N và anh A.                                   D. Chị N và mẹ anh A.

Câu 9. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm, là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.                                           B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                          D. Thi hành pháp luật.

Câu 10. Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

 

A. Sử dụng pháp luật.                                           B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11. Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính anh N vì hành vi điều khiển xe quá tốc độ cho phép. Theo em, việc làm của cảnh sát giao thông thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.                                           B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.                                          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 12. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.                                           B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                          D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13. Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến?

A. Quy tắc quản lí của nhà nước.                        B. Quy tắc kỉ luật lao động.

C. Quy tắc quản lí xã hội.                                    D. Nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 14. Theo quy định của pháp luật độ tuổi nào sau đây phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do mình gây ra?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.                                       B. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.                                             D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 15. Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 20%. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và dân sự.                                            B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và hành chính                                     D. Kỉ luật và dân sự.

Câu 16. Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích con con của chị N. Trong lúc mọi người tập trung cứu cháu bé, Chị A và B lấy xe Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Chị A và chị B.                                                    B. Vợ chồng chị N, chị A và chị B.

C. Chị N, chị A và chị B.                                         D. Chị A, chị B và chồng chị N.

Câu 17. Do bác bảo vệ quên khóa cổng nên trường THPT X bị mất hai màn hình máy vi tính của văn phòng. Trường hợp này, bảo vệ phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật.                       B. Hình sự.                            C. Dân sự.                       D. Hành chính.

Câu 18. Phát hiện ông M làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của Ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh X và anh Y liên tục nhắn tin yêu cầu ông M phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh X và anh Y tố cáo, ông M buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafê P để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh X và anh Y bị công an bắt vì trước đó vợ anh Y đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh X và anh Y.                                                  B. Ông H, ông M, anh X và anh Y.

C. Ông H và ông M.                                                  D. Ông H, ông M, anh X và vợ chồng anh Y. Câu 19. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.

 

  1. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.

Câu 20. Trong lớp 12A, bạn K là học sinh giỏi và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Điều này thể hiện bình đẳng về?

A. Trách nhiệm pháp lí.                                        B. Quyền học tập công dân.

C. Nghĩa vụ học tập của công dân.                     D. Quyền và nghĩa vụ học tập.

Câu 21. P và K là hai cán bộ quản lí thị trường đã lợi dụng chức vụ tham ô hàng chục tỷ đồng. Cả hai đều bị Tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tòa án thể hiện quyền bình đẳng về?

A. Bổn phận đạo đức.                                              B. Nghĩa vụ quản lí.

C. Trách nhiệm pháp lí.                                           D. Nghĩa vụ cá nhân.

Câu 22. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ?

A. Độc lập với nhau.            B. Phụ thuộc vào nhau.               C. Ngang nhau.           D. Khác nhau

Câu 23. Việc kí kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tích cực, chủ động, tự quyết.                         B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.                          D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 24. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Tự chủ kinh doanh.                                          B. Chủ động tìm kiếm thị trường.

C. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.                     D. Khai thác thị trường.

Câu 25. Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?

  1. Dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
  2. Dân chủ, tự do, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
  3. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
  4. Dân chủ, bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 26. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động ?

A. Giao kết hợp đồng lao động.                              B. Xác lập quy trình quản lý.

C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.                              D. Áp dụng chế độ ưu tiên

Câu 27. Bà P bị con là V và H ngược đãi nên đã bỏ sang nhà Q hàng xóm để trốn tránh. H bảo S là cháu qua nhà buông lời xúc phạm và ép buộc bà cụ về nhà để nhốt lại. Trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. V, H và Q.                                                             B. S và H.

C. V và S.                                                                   D. V, H và S.

Câu 28: Giám đốc D mê giọng hát của cô T nên đã chuyển cô từ phòng hành chính lên làm thư ký riêng. Do ghen tuông nên vợ ông D đã nói với K ( là con rể) tìm cách làm quen T để tìm hiểu, không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm và quan hệ với nhau như vợ chồng khiến chồng cô T đòi ly hôn. Trong trường hợp này những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?

A. Ông giám đốc và cô T.                                        B. Vợ giám đốc.

C. Anh K và cô T.                                                     D. Anh K, cô T và vợ giám đốc.

  1. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm): Điền vào nội dung dấu ... để hoàn chỉnh đoạn tình huống theo đúng với đáp án.

Anh Bình và chị An kết hôn với nhau được 3 năm và có với nhau một bé gái 2 tuổi. Vì..... Bà

Yên mẹ ruột chị An nghe được sự việc rất tức giận nên.... .

Những ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

Đáp án: Anh Bình, Chị An, Bà Yên

 

ĐÁP ÁN I.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

A

A

D

C

D

A

C

A

D

C

D

D

A

D

C

C

A

B

A

20

21

22

23

24

25

26

27

28

 

D

C

C

D

C

C

A

D

C

II.

  • Vì anh Bình thích con trai nhiều hơn nên cố ý trốn tránh, không quan tâm chăm sóc con gái của mình, thấy vậy chị An cũng buồn chán bỏ mặc chồng, tự ý rút tiền dành dụm của gia đình về nhà mẹ ruột và kể lại sự việc cho mẹ.
  • Bà Yên mẹ ruột chị An nghe được sự việc rất tức giận nên không cho mẹ con chị An về và yêu cầu chị phải chấm dứt tình nghĩa với anh Bình.

Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội